Nhà toán học Pháp Augustin Louis Cauchy |
1. Bất đẳng thức Cauchy dạng cơ bản (BĐT Cauchy cho 2 số):
Với 2 số không âm bất kỳ a,b, ta có $\dfrac{{a + b}}{2} \ge \sqrt {ab}$ (1)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $a = b$.
Phát biểu khác: trung bình cộng của 2 số không âm không nhỏ hơn trung bình nhân của chúng.
Chứng minh: Ta dùng biến đổi tương đương như sau:
\[\begin{array}{l}\begin{array}{*{20}{c}}{}&{\frac{{a + b}}{2} \ge \sqrt {ab} }\end{array}\\\begin{array}{*{20}{c}} \Leftrightarrow &{a + b \ge 2\sqrt {ab} }\end{array}\\\begin{array}{*{20}{c}} \Leftrightarrow &{(\sqrt a }\end{array} - \sqrt b {)^2} \ge 0{\rm{ (2)}}\end{array}\]
Do (2) đúng nên bất đẳng thức đã cho (1) đúng. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $a = b$.
Ví dụ 1: (BĐT Cauchy cho 4 số)
Cho 4 số thực không âm a,b,c,d. Chứng minh rằng
\[\dfrac{{a + b + c + d}}{4} \ge \sqrt[4]{{abcd}}{\rm{ (1}}{\rm{.1)}}\]
Giải:
Áp dụng BĐT Cauchy cho 2 số không âm a và b, ta có:
\[\frac{{a + b}}{2} \ge \sqrt {ab} \]
Tương tự ta cũng có:
\[\frac{{c + d}}{2} \ge \sqrt {cd} \]
Cộng vế theo vế 2 BĐT trên, ta được:
\[\frac{{a + b + c + d}}{2} \ge \sqrt {ab} + \sqrt {cd} {\rm{ (1}}{\rm{.2)}}\]
Lại áp dụng BĐT Cauchy cho 2 số không âm $\sqrt {ab} $ và $\sqrt {cd} $, ta có:
\[\frac{{\sqrt {ab} + \sqrt {cd} {\rm{ }}}}{2} \ge \sqrt[4]{{abcd}}{\rm{ (1}}{\rm{.3)}}\]
Từ (1.2) và (1.3) ta suy ra:
\[\frac{{a + b + c + d}}{4} \ge \sqrt[4]{{abcd}}{\rm{ (1}}{\rm{.1)}}\]
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi các dấu bằng trong từng BĐT trên xảy ra, nghĩa là:
\[\left\{ \begin{array}{l}a = b\\c = d\\\sqrt {ab} = \sqrt {cd} \end{array} \right. \Leftrightarrow a = b = c = d\]
Ví dụ 2: (BĐT Cauchy cho 3 số)
Cho 3 số thực không âm a,b,c. Chứng minh rằng
\[\frac{{a + b + c}}{3} \ge \sqrt[3]{{abc}}{\rm{ (2}}{\rm{.1)}}\]
Giải:
Áp dụng BĐT Cauchy cho 4 số không âm (BĐT (1.1)) $a,b,c,\dfrac{{a + b + c}}{3}$ ta có:
\[\begin{array}{l}{\rm{ }}\frac{{a + b + c + \frac{{a + b + c}}{3}}}{4} \ge \sqrt[4]{{abc\frac{{a + b + c}}{3}}}\\ \Leftrightarrow \frac{{a + b + c}}{3} \ge \sqrt[4]{{abc\frac{{a + b + c}}{3}}}\\ \Leftrightarrow {\left( {\frac{{a + b + c}}{3}} \right)^4} \ge abc\frac{{a + b + c}}{3}{\rm{ }}\\ \Leftrightarrow {\left( {\frac{{a + b + c}}{3}} \right)^3} \ge abc\\ \Leftrightarrow \frac{{a + b + c}}{3} \ge \sqrt[3]{{abc}}\end{array}\]
Vậy (2.1) đúng. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $a = b = c$.
Ví dụ 3: Cho 2 số không âm a,b thỏa $a + b = 2$, Chứng minh rằng
\[{a^3} + {b^3} \ge 2{\rm{ (3}}{\rm{.1)}}\]Giải:
Áp dụng BĐT Cauchy (2.1) ta có:
\[\begin{array}{l}\frac{{{a^3} + 1 + 1}}{3} \ge \sqrt[3]{{{a^3}.1.1}} = a\\\frac{{{b^3} + 1 + 1}}{3} \ge \sqrt[3]{{{b^3}.1.1}} = b\end{array}\]
Cộng vế theo vế 2 BĐT trên ta được:
\[\begin{array}{l}{\rm{ }}\frac{{{a^3} + {b^3} + 4}}{3} \ge a + b = 2\\ \Leftrightarrow {a^3} + {b^3} \ge 2{\rm{ (dpcm)}}\end{array}\]
Dấu "=" xảy ra $\Leftrightarrow a = b = 1$
Ví dụ 4:
Cho 2 số dương x và y thỏa $\left( {\sqrt x + 1} \right)\left( {\sqrt y + 1} \right) \ge 4$ (1)
Tìm giá trị nhỏ nhất của $S = \dfrac{{{x^2}}}{y} + \dfrac{{{y^2}}}{x}$
Giải:
Ta có:
\[\begin{array}{l}{\rm{ }}x + 1 \ge 2\sqrt x {\rm{ (BDT}}{\rm{ Cauchy)}}\\ \Leftrightarrow x + 1 + x + 1 \ge x + 2\sqrt x + 1\\ \Leftrightarrow 2x + 2 \ge {(\sqrt x + 1)^2}{\rm{ (1}}{\rm{.1)}}\end{array}\]
Tương tự ta cũng có:
\[\begin{array}{l}{\rm{ y}} + 1 \ge 2\sqrt y {\rm{ (BDT Cauchy)}}\\ \Leftrightarrow y + 1 + y + 1 \ge y + 2\sqrt y + 1\\ \Leftrightarrow 2y + 2 \ge {(\sqrt y + 1)^2}{\rm{ (1}}{\rm{.2)}}\end{array}\]
Nhân vế theo vế của (1.1) và (1.2) ta được:
\[\begin{array}{l}{\rm{(2x + 2)(2y + 2)}} \ge {(\sqrt x + 1)^2}{(\sqrt y + 1)^2} \ge {4^2} = 16\\ \Rightarrow (x + 1)(y + 1) \ge 4{\rm{ (1}}{\rm{.3)}}\end{array}\]
Áp dụng BĐT Cauchy, ta lại có:
\[\begin{array}{l}x + 1 + y + 1 \ge 2\sqrt {(x + 1)(y + 1)} \ge 2.2 = 4\\ \Rightarrow x + y \ge 2{\rm{ (1}}{\rm{.4)}}\end{array}\]
Bây giờ ta xét tổng S:
\[S = \frac{{{x^2}}}{y} + \frac{{{y^2}}}{x} = \frac{{{x^3} + {y^3}}}{{xy}}{\rm{ = }}\frac{{(x + y)({x^2} + {y^2} - xy)}}{{xy}}\]
Mà ${x^2} + {y^2} \ge 2xy$ (theo BĐT Cauchy). Do đó
\[S \ge \frac{{(x + y)(2xy - xy)}}{{xy}} = x + y{\rm{ (1}}{\rm{.5)}}\]
Từ (1.4) và (1.5) ta suy ra ${\rm{S}} \ge {\rm{2}}$. Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi x=y=1.
Từ đó ta có $\min S = 2$ đạt được khi x=y=1.
Ví dụ 5:
Cho 3 số dương a,b,c thỏa $a+b+c=1$. Chứng minh rằng
\[(1+\dfrac{1}{a})(1+\dfrac{1}{b})(1+\dfrac{1}{c})\geq 64\ \ \ \ (1)\]
Giải:
Áp dụng Bất đẳng thức Cauchy ta có:
\[1+a=a+b+c+a\geq 4\sqrt[4]{a^2bc}\\ 1+b=a+b+c+b\geq 4\sqrt[4]{ab^2c}\\ 1+c=a+b+c+c\geq 4\sqrt[4]{abc^2}\\ \Rightarrow (1+a)(1+b)(1+c)\geq 64\sqrt[4]{a^2bcab^2cabc^2}=64abc\\ \Rightarrow (1+\dfrac{1}{a})(1+\dfrac{1}{b})(1+\dfrac{1}{c})\geq 64\]
Dấu = xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=\frac{1}{3}$.
Ví dụ 6: (Bất đẳng thức Nesbit 3 biến)
Cho a,b,c>0. Chứng minh rằng
\[\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+a}+\dfrac{c}{a+b}\geq \frac{3}{2}\ \ \ \ (1)\]
Giải:
Đặt
\[x=b+c,\ y=c+a,\ z=a+b\\ \Rightarrow a=\frac{y+z-x}{2},\ b=\frac{x+z-y}{2},\ c=\frac{x+y-z}{2}\]
Thay vào (1) ta được:
\[(1)\Leftrightarrow \frac{y}{x}+\frac{z}{x}+\frac{y}{z}+\frac{x}{z}+\frac{x}{y}+\frac{z}{y}\geq 6\\\]
Tách 6 số trên thành 2 nhóm, mỗi nhóm 3 số rồi sử dụng bất đẳng thức Cauchy 2 lần ta có đpcm.
Lưu ý: Có thể sử dụng Bất đẳng thức Cauchy cho 6 số ta có ngay đpcm, không cần phải tách nhóm và sử dụng BDT Cauchy 2 lần.
Ví dụ 7: (Bất đẳng thức Nesbit 4 biến)
Cho a,b,c,d>0. Chứng minh rằng
\[\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+d}+\frac{c}{d+a}+\frac{d}{a+b}\geq 2\ \ \ \ (1)\]
Giải:
Áp dụng BĐT Cauchy ta có:
\[a+b+c+d\geq 2\sqrt{(a+d)(b+c)}\\ \Rightarrow \frac{1}{(a+d)(b+c)}\geq \frac{4}{(a+b+c+d)^2}\]
Ta có:
\[\frac{a}{b+c}=\frac{a(a+d)}{(a+d)(b+c)}\geq \frac{4a(a+d)}{(a+b+c+d)^2}=\frac{4(a^2+ad)}{(a+b+c+d)^2}\]
Làm tương tự ta cũng có:
\[\frac{b}{c+d}\geq \frac{4(b^2+ab)}{(a+b+c+d)^2}\\ \frac{c}{d+a}\geq \frac{4(c^2+bc)}{(a+b+c+d)^2}\\ \frac{d}{a+b}\geq \frac{4(d^2+cd)}{(a+b+c+d)^2}\\\]
Từ đó ta có:
\[\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+d}+\frac{c}{d+a}+\frac{d}{a+b}\geq \frac{4(a^2+b^2+c^2+d^2+ad+ab+cb+cd)}{(a+b+c+d)^2}\]
Ta cần chứng minh
\[\frac{4(a^2+b^2+c^2+d^2+ad+ab+cb+cd)}{(a+b+c+d)^2}\geq 2\ \ \ \ (2)\]
Thật vậy,
\[(2)\Leftrightarrow 2(a^2+b^2+c^2+d^2+ad+ab+cb+cd)\geq (a+b+c+d)^2\\ \Leftrightarrow (a-c)^2+(b-d)^2\geq 0\]
Vậy (1) đã được chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a=b=c=d.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét