Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Bài toán con gà: 8x4 khác 4x8

Bài toán có 4 chuồng gà, mỗi chuồng 8 con gà, hỏi có tất cả bao nhiêu con gà gây tranh cãi trong dư luận khi cô giáo chấm đáp án 8x4=32 mới chính xác, đáp án 4x8=32 là sai.
Bài kiểm tra tính số con gà của một học sinh lớp 3 được phụ huynh đăng tải trên mạng xã hội đang khiến dư luận xôn xao bởi tính đúng sai của đáp án mà giáo viên đưa ra.
Cụ thể, bài toán ra: Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà? Có 4 phương án cho học sinh lựa chọn là: A(4x8=32); B(8x4=32); C(4+8=12); D(8:4=2). Ở bài toán này, học sinh lựa chọn đáp án đúng là A(4x8=32), tuy nhiên giáo viên gạch sai và cho rằng B(8x4=32) mới là phương án chính xác.
Nhiều phụ huynh thắc mắc rằng 4x8 thì khác gì 8x4 khi cả hai đều cho kết quả là 32 và lựa chọn của học sinh phải được chấm đúng
Câu d, bài 1 tính số gà có đáp án gây tranh cãi.
.Tuy nhiên, TS Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, đáp án của giáo viên là chính xác. Bài toán tính gà trên giúp học sinh phân biệt được đâu là đơn vị tính, đâu là số lần được gấp lên. Cụ thể ở bài này, số gà là đơn vị tính nên phép tính phải được viết là 8x4, tức là 8 con gà gấp lên 4 lần. Nếu viết, 4x8 sẽ được hiểu là số chuồng gấp lên 8 lần. "Dù kết quả cuối cùng của phép tính đều là 32 nhưng đề yêu cầu tính số gà thì viết 4x8 sẽ sai về mặt bản chất", TS Hương nói.
Trao đổi với VnExpress, PGS.TS Đỗ Đình Hoan, Chủ biên bộ sách Toán dành cho bậc tiểu học đang sử dụng cũng cho rằng, việc yêu cầu học sinh hiểu rõ 4 chuồng gà, mỗi chuồng 8 con khác với 8 chuồng gà, mỗi chuồng 4 con là phù hợp với quy ước viết tên đơn vị trong bài tính. Quy ước này được thực hiện từ lớp 1 đến 5 khi trình bày cách giải bài toán có lời văn để thống nhất, tránh việc mỗi giai đoạn học tập sẽ viết một kiểu khác nhau.
"Khi giải bài toán nêu trên, học sinh đã được học quy ước về viết tên đơn vị trong bài là 8x4=32 (con gà), không viết 4x8=32. Bài toán nêu trên thuộc loại trắc nghiệm, nguyên tắc là chỉ có một lựa chọn đúng. Trong bài có hai đáp án với kết quả giống nhau, nhưng học sinh lớp 3 chưa được học tính chất giao hoán của phép nhân để hiểu 8x4=4x8 (học sinh lớp 4 mới được học tính chất giao hoán của phép nhân). Do đó, tốt nhất giáo viên không nên đưa hai phương án có cùng một kết quả vào bài", PGS.TS Đỗ Đình Hoan nói.
Chủ biên bộ sách Toán dành cho bậc tiểu học chia sẻ rằng, ở bài toán tính số gà, nếu học sinh viết 4x8=32, giáo viên không nên chấm sai mà hướng dẫn cho các em viết theo quy ước và chọn hình thức thích hợp để động viên học sinh học tập.
PGS Đỗ Đình Hoan cũng phân tích thêm rằng, trước đây học sinh được học theo bảng cửu chương ghi là 1x8=8 (1 lần 8 bằng 8). Từ năm 2000 thay đổi sách giáo khoa, bảng nhân đảo ngược lại là 8x1=8. "Ở bảng nhân giữa cách viết và cách đọc thống nhất với nhau nên thuận tiện hơn cho việc tự học của học sinh", thầy Hoan nói.
Quá trình viết sách được PGS Hoan khẳng định đã được viết, tổ chức biên soạn và thử nghiệm theo một quy trình phù hợp với thực tế Việt Nam, dựa trên sự đánh giá chương trình, sách giáo khoa cũ, tham khảo chương trình cùng sách giáo khoa bộ môn ở một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Quỳnh Trang (Vnexpress)

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Điểm chuẩn ngành Sư Phạm Toán trong cả nước năm 2014

TrườngNămĐiểmNămĐiểm
Đại Học Sư Phạm TPHCM 2014 23 2013 24,5
Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2014 25 2013 24
Đại Học Giáo Dục (ĐHQG Hà Nội) 2014 22 2013
Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng 2014 22 2013 22,5
Đại Học Sư Phạm Huế 2014 21 2013
Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 2014 20 2013 20
Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên 2014 18,5 2013

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Vi phân là gì? Sự khác nhau giữa vi phân và đạo hàm

1. Vi phân là gì?

Nhiều học sinh phổ thông tuy đã từng học qua vi phân và đã từng làm toán với nó, tuy nhiên thấy đa số các bạn chưa nắm rõ được khái niệm vi phân. Bài viết này mục đích giải thích rõ để các bạn dễ hiểu và dễ nhớ hơn về vi phân.
Vi phân (thuật ngữ tiếng Anh: differential) là một khái niệm cơ bản trong ngành toán giải tích
Định nghĩa:
Cho hàm số y = f(x)  có đạo hàm tại x0
Gọi Δx là số gia của biến số tại x0 (Δx = x - x0)
Tích f′(x0Δx được gọi là vi phân của hàm số f(x0ứng với số gia Δx (vi phân của f(x0))
Ký hiệu vi phân tại x0: df(x0f′(x0Δx               (1)
Trong biểu thức (1), để khử Δx, ta xét trường hợp f(x) = x, khi đó: df = dx = (x)'.Δx = Δx.
Do đó ta thay Δx = dx và có: df(x0) = f′(x0) dx.
Nói tóm lại, vi phân của hàm số f(x) tại điểm x = x0 ký hiệu là df(x0và có dạng: 
    df(x0f′(x0)dx           (2)

Ứng dụng: Vi phân thường được ứng dụng để tính giá trị gần đúng của một hàm số.


2. Đạo hàm là gì?

Đạo hàm thực chất là giới hạn của tỷ số Δy/Δx khi Δx tiến tới 0. Nếu giới hạn này tồn tại thì ta nói f(x) có đạo hàm tại x0.
Ký hiệu f'(x0)  là đạo hàm của f(x) tại x0. Khi đó: 

$$f'({x_0}) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f(x) - f({x_0})}}{{x - {x_0}}}$$

Khi ta nói một hàm số khả vi tại điểm nào đó, nghĩa là vi phân tại điểm đó tồn tại, tức là đạo hàm của hàm đó tại điểm đã cho cũng xác định.


3. Sự khác nhau giữa vi phân và đạo hàm

Rõ ràng vi phân được tính theo công thức (1), còn đạo hàm được tính theo công thức (2). Cả 2 về bản chất là khác nhau hoàn toàn. 

Tuy nhiên, như trên ta thấy, đạo hàm là cái có trước, còn vi phân là cái có sau đạo hàm. Vì nếu tại điểm x0 không tồn tại f′(x0) thì công thức df(x0f′(x0)dx không có nghĩa và do đó không tồn tại vi phân tại x0 . 

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Luật giáo dục 2005 và luật sửa đổi luật giáo dục 2009

Luật giáo dục 2005 : Download
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009:  Download

Điều lệ trường THCS và THPT

Thông tư 12/2011/TT-BGDDT ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường nhiều cấp học.

Download tại đây.

Nội dung:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 12/2011/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2011

THÔNG TƯ
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.
Thông tư này thay thế Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.



KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông

Thông tư 28/2009/TT-BGDDT về việc quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông

 Download tại đây,

Nội dung tóm lược:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 28/2009/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2009

THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tuần làm việc 40 giờ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 12 năm 2009 và thay thế Thông tư số 49/TT ngày 29 tháng 11 năm 1979 của Bộ Giáo dục. Các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.



Nơi nhận:- Văn phòng TW;
- Ban tuyên giáo TW;
- Văn phòng và UBVHGDTNTN&NĐ của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Các Sở GD&ĐT (để triển khai thực hiện);
- Công báo, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu VT, Cục NGCBQLGD, Vụ Pháp chế.

Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THSC và THPT

Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THSC và THPT

Download tại đây.

Nội dung tóm lược:


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 58/2011/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 01 năm 2012. Thông tư này thay thế Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Thông tư số 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:- Văn phòng Quốc hội (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Uỷ ban VHGD TNTNNĐ của Quốc hội (để báo cáo);
- Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo);
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (để báo cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để thực hiện);
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Những biểu tượng Sài Gòn sống mãi cùng năm tháng

Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Chùa Vĩnh Nghiêm, Tòa nhà Tổng giám mục... gắn bó với người Sài Gòn hàng trăm năm nay. Những địa danh này đến nay vẫn còn lưu giữ và được nhắc mãi.
Chợ Bến Thành do một người Pháp chụp năm 1964 (ảnh trên) và năm 2014 (ảnh dưới), hình ảnh của cửa Nam chợ nhìn ra công viên Quách Thị Trang trên đường Lê Lợi. Nhắc đến Sài Gòn, nhiều người nghĩ ngay đến chợ Bến Thành như một biểu tượng riêng biệt và đáng nhớ. Nhìn chung kiến trúc của chợ ngày nay không có nhiều thay đổi với diện tích hơn 13.000 m2, 4 cửa chính là Đông, Tây, Nam, Bắc và 12 cửa phụ xen kẽ xung quanh. Song cách thức kinh doanh buôn bán của tiểu thương đã ngày càng hiện đại hơn. Chợ Bến Thành cũng là chợ đầu tiên ở Sài Gòn mà khách mua sắm có thể thanh toán trực tiếp bằng thẻ visa. Bà Trần Thị Bê, 67 tuổi, bán hàng may mặc nói: “Hai má con tôi buôn bán ở chợ Bến Thành từ năm tôi 12 tuổi. Ngày xưa tôi chở trái cây từ Củ Chi theo xe ngựa lên chợ ngồi bán, chợ tấp nập đông vui quanh năm”. Ảnh: Khánh Ly.
Địa danh thứ hai chắc chắn nhiều người sẽ nhớ tới khi nói về Sài Gòn là Nhà thờ Đức Bà, mô hình thu nhỏ của Nhà thờ Đức Bà Paris, Pháp. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là nhà thờ cổ và kiến trúc tiêu biểu của thành phố với tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1877 đến 1880. Năm 1895 (ảnh trên) nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m. Đến năm 1958 thì tượng Đức Mẹ Hòa Bình được tạc thêm bằng đá cẩm thạch trắng Carrara của Italy, đặt ở cửa phía Đông nhìn sang tòa nhà Metropole đường Đồng Khởi hiện nay (ảnh dưới). Vào dịp Giáng sinh, nhà thờ là nơi cử hành lễ đón chúa Hài Đồng lớn nhất thành phố với hàng chục nghìn người tham gia, khu vực này chỉ có thể đi bộ. Ảnh: Khánh Ly.
Nằm kế Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm Sài Gòn được xây dựng trong 5 năm, từ 1886 đến 1891 với thiết kế do kiến trúc sư người Pháp Villedieu vẽ. Kiến trúc bưu điện pha trộn lối kiến trúc cổ điển Châu Âu và kiến trúc truyền thống Châu Á, là điểm đến yêu thích của du khách nước ngoài. Kiến trúc bên ngoài Bưu điện trung tâm năm 1963 (ảnh trên) và hiện nay (ảnh dưới) hầu như ít thay đổi. Ngày nay khách đến bưu điện vẫn có thể gặp một ông cụ đã hơn 80 tuổi cặm cụi viết thư thuê cho khách, công việc ông đã làm đến nửa đời người. Ảnh: Khánh Ly.
Tòa nhà Bảo tàng lịch sử TP HCM được xây dựng từ năm 1885 và hoàn thành năm 1890, theo đồ án của kiến trúc sư người Pháp là Alfred Foulhoux. Mục đích xây dựng ban đầu là làm nhà trưng bày sản phẩm Nam Kỳ nhưng xây xong Thống đốc Nam Kỳ lấy làm tư dinh. Sau năm 1975, tòa nhà được chọn làm Bảo tàng Cách mạng TP HCM, nay được gọi là Bảo tàng lịch sử TP HCM. Xây dựng lúc đầu hai bên cửa chính tòa nhà là hai bức tượng nữ thần (ảnh trên), năm 1943 viên thống đốc Haeffel tháo gỡ tượng và xây cửa có mái che như hiện nay (ảnh dưới). Ảnh: Khánh Ly.
Tiền thân của Dinh Độc lập là Dinh Thống đốc Nam kỳ tên Norodom, do kiến trúc sư người Pháp Hermite thiết kế năm 1868. Sau nhiều lần bị ném bom và hư hại, năm 1962, dinh được san bằng rồi xây mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và khánh thành năm 1966. Dinh cao 26 m, rộng 4.500 m2, với 100 phòng gồm 3 tầng chính và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp, hệ thống hầm ngầm kiên cố. Địa danh này chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử thăng trầm của thành phố từng được ví là Hòn ngọc phương Đông. Trưa 30/4/1975, xe tăng của quân giải phóng miền Nam đã húc đổ cánh cửa sắt Dinh Độc lập, đánh dấu thời khắc lịch sử của Sài Gòn. Quá trình chuyển giao và tiếp nhận chính thể mới cũng diễn ra tại đây. Sau 1975, Dinh Độc Lập đổi tên thành Dinh Thống Nhất, ngày nay trở thành địa điểm tham quan lịch sử của du khách khi đến với Sài Gòn. Ảnh: Khánh Ly.
Chùa Vĩnh Nghiêm trước đây (ảnh trên) và năm 2014 (dưới) không có thay đổi đáng kể về kiến trúc tòa pháp đường chính. Chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng khoảng 6.000 m2 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP HCM. Chùa Vĩnh Nghiêm tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20. Từ dưới sân lên tòa nhà trung tâm có ba cầu thang rộng gồm 23 bậc thang. Những dịp lễ tết, rằm, đông đảo phật tử, người dân thành phố đến chùa để khấn vái, cầu bình an. Ảnh: Khánh Ly.
Nhà hát Thành phố được người Pháp khởi công năm 1898, khánh thành năm 1900 nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của giới thượng lưu Sài Gòn bấy giờ. Trải qua gần 100 năm chiến tranh với nhiều biến đổi về kiến trúc và mục đích sử dụng, nhân dịp kỷ niệm 300 năm khai sinh thành phố Sài Gòn, năm 1998 chính quyền thành phố đã đại tu bổ nhà hát với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu. Một số trang trí, điêu khắc nổi ở mặt tiền nhà hát như tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa... được phục chế. Ảnh: Khánh Ly.
Tòa nhà Tổng giám mục có ba tầng với những ô cửa sổ mái vòm và lợp ngói đỏ. Tòa nhà nằm ở số 180 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM, hiện nay (ảnh dưới) vẫn giữ nguyên nét kiến trúc so với hơn 100 năm trước (ảnh trên). Ảnh: Khánh Ly.
Khánh Ly (Tổng hợp)
Theo VNexpress