Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Tam Giác Trung


Năm 1997, trong giờ toán lớp 10, khi đang học bài phương pháp chứng minh quy nạp toán học, mình chợt nghĩ ra ý tưởng về một bài toán tính tổng của dãy số n^k (với n chạy từ 1 đến ∞, k là hằng số tự nhiên). Sau ba năm ấp ủ, mình mới phát hiện ra được công thức này. Sau đây mình chia sẻ với các bạn về quá trình tìm ra quy tắc trên:

Trong sách giáo khoa toán lớp 10, ta có bốn công thức tính tổng của các dãy số như sau:

1. ∑ n^0=1^0+2^0+...+n^0=n

2. ∑ n^1=1^1+2^1+...+n^1=n(n+1)/2=n/2+n^2/2

3. ∑ n^2=1^2+2^2+...+n^2=n(n+1)(2n+1)/6=n/6+n^2/2+n^3/3

4. ∑ n^3=1^3+2^3+...+n^3=(n(n+1)/2)^2=n^2/4+n^3/2+n^4/4

Cuối năm lớp 12, khi đang ôn thi đại học, mình tiếp tục tìm thấy công thức tính tổng của dãy n^4 trong cuốn sổ tay toán học:

5. ∑ n^4=1^4+2^4+...+n^4= -n/30+n^3/3+n^4/2+n^5/5

Từ năm công thức trên, mình lập một bảng số dựa vào những hệ số ở vế phải:

n^         1      2      3      4      5

k=0     1/1

k=1     1/2   1/2

k=2     1/6   1/2   1/3

k=3       0    1/4   1/2    1/4

k=4   -1/30   0     1/3    1/2   1/5

Sau đó mình quan sát và phát hiện ra một quy tắc lập bảng như sau:

Đặt i là chỉ số hàng, j là chỉ số cột.

1. Hệ số ở cột thứ nhất bằng một trừ tổng các số còn lại trên cùng một hàng: 

A(i,1) = 1 – ∑A(i,j)             (j >1)

2. Ngoại trừ các số ở cột thứ nhất, các số còn lại trên bảng bằng chỉ số hàng chia chỉ số cột rồi nhân số liền trước với nó trên đường chéo chính:

A(i,j) = (i/j)*A(i-1,j-1)        (j >1)

Ngày 07/07/2000, mình đã mở rộng bảng số và đặt tên là Tam Giác Trung.

TAM GIÁC TRUNG

n^         1      2      3      4      5      6      7      8      9      10     11

k=0     1/1

k=1     1/2   1/2

k=2     1/6   1/2   1/3

k=3       0    1/4   1/2    1/4

k=4   -1/30   0     1/3    1/2   1/5

k=5       0  -1/12    0    5/12  1/2   1/6

k=6  1/42    0   -1/6     0     1/2   1/2   1/7

k=7       0   1/12     0   -7/24   0   7/12  1/2  1/8

k=8   -1/30    0    2/9     0   -7/15    0    2/3  1/2   1/9

k=9       0   -3/20   0     1/2     0   -7/10   0   3/4   1/2    1/10

k=10   5/66    0   -1/2    0       1       0     -1    0     5/6     1/2    1/11

Bảng số này dùng để tính tổng của dãy số n^k. Từ đó, chúng ta có thể ứng dụng để tính tổng của dãy số có dạng là một đa thức bậc k, bởi hai phép toán:

∑αP(n) = α∑P(n)

∑[P(n) + Q(n)] = ∑P(n) + ∑Q(n)

Ngày xưa, Pascal đã lập một bảng số để khai triển hằng đẳng thức (a+b)^n. Đó là quy tắc “một số bất kỳ trong bảng bằng tổng của hai số ở hàng trên”. Ông đã đặt tên cho bảng số là Tam Giác Pascal.

Ngày nay, mình đã phát hiện ra một bảng số để tính ∑n^k. Nó rất phức tạp và khó tìm thấy. Mình đã đặt tên cho bảng số là Tam Giác Trung. Bài viết này mình đăng lần đầu tiên trên mạng vào ngày 6/6/2009, các bạn có thể tham khảo tại đây:
http://yume.vn/thieulam5782/article/phat-minh-moi-35B941EA.htm

                                       Tân Bình, ngày 07 tháng 07 năm 2014
                                                            Người viết



                                                       Nguyễn Hải Trung






Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Hơn 93% học sinh Việt Nam dự thi Toán quốc tế giành huy chương

Tại lễ kỷ niệm 40 năm tham dự IMO sáng 14/9, GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước cho biết, trong những năm tham dự IMO, đoàn Việt Nam luôn nằm trong top ten bảng xếp hạng. Với 37 lần dự thi trong 40 năm, Việt Nam trung bình được xếp thứ 9,65 với 228 lượt học sinh dự thi, giành 213 huy chương (93,4%), trong đó 52 huy chương vàng, 94 huy chương bạc, 67 huy chương đồng, 1 giải thưởng đặc biệt (Lê Bá Khánh Trình) và 3 bằng danh dự. Thành tích cao nhất là năm 1999 và 2007 đều đứng thứ 3 toàn đoàn với 3 huy chương bạc và 3 huy chương vàng. Năm 2004, Việt Nam là nước có nhiều huy chương vàng nhất.

Ông Lê Bá Khánh Trình, người giành giải đặc biệt của IMO vì cách giải độc đáo. Ảnh: NLĐ.
Năm 1974, Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á tham dự IMO cùng với Mỹ, tổ chức ở Cộng hoà dân chủ Đức giành thành tích xuất sắc dù chỉ có 5 thí sinh dự thi. Trong đó Hoàng Lê Minh giành huy chương vàng, Vũ Đình Hoà huy chương bạc, Tạ Hồng Quảng và Đặng Hoàng Trung huy chương đồng, Nguyễn Quốc Thắng, bằng danh dự.

"Điều thú vị là đoàn dự thi năm đó chỉ có 5 người, nhưng người đứng vị trí thứ 6 khi thi thử để lập đội tuyển là Lê Tuấn Hoa lại là người đầu tiên trong 6 người đó trở thành tiến sĩ khoa học và giáo sư, rồi được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu cao cấp về toán, Viện trưởng Viện Toán học và được bầu là Chủ tịch Hội toán học Việt Nam", GS Nhung nói và khẳng định, dù có được dự thi và có được huy chương IMO hay không, bản thân quá trình tiệm cận IMO cũng đã đem lại những lợi ích to lớn.

Trong 40 năm, có 9 học sinh xuất sắc của Việt Nam đã giành được điểm tuyệt đối của IMO. Đó là Lê Bá Khánh Trình (1979), Lê Tự Quốc Thắng (1982), Đàm Thanh Sơn (1984), Ngô Bảo Châu (1988), Đinh Tiến Cường (1989), Ngô Đắc Tuấn (1995), Đỗ Quốc Anh (1997), Lê Hùng Việt Bảo (2003), Nguyễn Trọng Cảnh (2003).

Sáu học sinh hai lần được huy chương vàng liên tiếp là Ngô Bảo Châu (1988-1989), Đào Hải Long (1994-1995), Ngô Đắc Tuấn (1995-1996), Vũ Ngọc Minh (2001-2002), Lê Hùng Việt Bảo (2003-2004) và Phạm Tuấn Huy (2013-2014). Có 10 thí sinh nữ dự thi thì cả 10 người đều giành huy chương trong đó có 5 huy chương bạc và 5 huy chương đồng. Nguyễn Tiến Dũng là thí sinh nhỏ tuổi nhất khi tham gia IMO. Năm 1985, khi chưa tròn 15 tuổi anh đã giành huy chương vàng với số điểm 35/42.

Có 3 bài toán hay do Việt Nam đề nghị đã được IMO sử dụng, đó là năm 1977 (bài của PGS Phan Đức Chính), năm 1982 (bài của PGS Văn Như Cương) và 1987 (của TS Nguyễn Minh Đức). Gần đây, Việt Nam không gửi đề tham gia.

Tham gia hướng dẫn đoàn học sinh tham dự IMO 5 lần, GS Đoàn Quỳnh tâm sự, Việt Nam tham dự IMO là nguồn động viên rất lớn cho học sinh cả nước đam mê học toán, đặc biệt là những học sinh có năng khiếu. Đội ngũ thầy cô giáo cũng đã nhiệt tình biên soạn những đề toán hay, tham gia tuyển chọn đề, ôn luyện cho học sinh.

"Tất cả các đoàn học sinh dự thi IMO đều đã đạt vị trí xứng đáng, là một đội mạnh, góp phần hình thành những nhà khoa học Việt Nam tài ba, đóng góp to lớn cho toán học đất nước và thế giới", thầy Quỳnh nói. Đó là những nhà khoa học đầu ngành trên thế giới như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn. Cùng với họ còn có nhiều giáo sư, tiến sĩ xuất sắc khác. Nhiều cựu học sinh giỏi cũng rất thành công trong các lĩnh vực quản lý công nghiệp, kinh tế và xã hội.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh, Bộ ghi nhận và đánh giá cao những kết quả tham dự IMO trong suốt 40 năm qua. Đó là những kết quả đáng tự hào trong những thành tựu chung của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà, cho thấy tiềm năng trí tuệ con người Việt Nam.

"Những thành tích của các thí sinh Việt Nam đạt được tại các Olympic Quốc tế về Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, cùng với những thành công sau này trong các lĩnh vực Khoa học cơ bản của nhiều cựu thí sinh Việt Nam tham dự IMO như các GS Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Ngô Đặc Tuấn… đã nói lên rằng trí tuệ Việt Nam hoàn toàn có khả năng chinh phục các đỉnh cao khoa học, nếu được quan tâm đầu tư thích đáng", ông Hiển nói.

Thứ trưởng cho hay, trong chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của đất nước trong giai đoạn tới, Bộ sẽ tham mưu cho Đảng, Nhà nước nhiều chính sách quan trọng để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phát huy hơn nữa tiềm năng trí tuệ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.


Hoàng Thuỳ (VNEXPRESS)

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Du lịch

tổng quan du lịch
an toàn và sức khỏe du khách

Công nghệ

giáo trình cơ sở hạ tầng cảng hàng không – sân bay
cắt may y phục nữ
vẽ kỹ thuật
hình học họa hình - vẽ kỹ thuật

Sư phạm

giáo dục học mầm non
kỹ năng mềm
phương pháp dạy học môn toán - nguyễn bá kim
giáo trình phương pháp dạy học môn toán
nghiệp vụ tư vấn học đường
giáo án giáo dục ngoài giờ lên lớp

Phong thủy

tử vi nghiệm lý toàn thư quyển hạ

Ngữ văn

bài giảng nhập môn tiếng việt thực hành

Kinh tế

Tiền giấy các nước
bài tập kế toán tài chính
giáo trình tín dụng – ngân hàng
kiểm toán hoạt động
nghiệp vụ kỹ thuật hành chính
bài giảng soan thảo văn bản
tài chính doanh nghiệp
giới thiệu sản phẩm unicity
Giáo trình kế toán quản trị

Y dược

120 thần dược cấp cứu gia đình
bí ẩn cuộc đời
bí quyết sống lâu
chữa bệnh bằng phương pháp song chỉnh cột sống
Giáo trình điều dưỡng cơ bản
Lược vàng cây thảo dược thuốc quý
phương pháp dưỡng sinh mới
quản lý y tế
tài liệu huấn luyện đào tạo điều dưỡng hộ lý
trị bệnh bằng phương pháp ấn huyệt tập 1