Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Hỏi đáp về kỳ thi Quốc gia từ 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
____________________________
HỎI – ĐÁP VỀ KỲ THI THPT QUỐC GIA

Thực hiện Nghịquyết số29-NQ/TW Hội nghịlần thứTám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong  điều kiện kinh tếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; sau khi xin ý kiến đóng góp trong ngành Giáo dục và toàn xã hội, báo cáo Hội  đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Uỷban Quốc gia  đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộtrưởng BộGiáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT  ngày  09/9/2014  về việc  phê  duyệt  Phương  án  thi  tốt  nghiệp  trung học phổthông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) từnăm 2015, với mục tiêu kếthừa những ưu điểm và khắc phục các hạn chếcủa các kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh  ĐH, CĐhiện nay,  làm giảm áp lực  và  tốn  kém cho xã  hội  mà vẫn  bảo  đảm độ tin cậy, trung thực; đồng thời tác động tích cực trở lại quá trình dạy và học trong các trường phổ thông.
Việc tổchức duy nhất một kì thi THPT quốc gia từnăm 2015 nhằm mục  đích xét công nhận tốt nghiệp THPT,  đồng thời cung cấp dữliệu cho các cơsởgiáo dục  ĐH sử dụng làm căn cứ  đểtuyển sinh là một  đổi mới căn bản trong công tác thi và tuyển sinh, nhận được sự đồng thuận cao của ngành Giáo dục và toàn xã hội.
Tuy nhiên, vì  đây là một phương thức thi và tuyển sinh mới, nên còn có nhiều ý kiến trao đổi và những băn khoăn, thắc mắc cần được giải đáp kịp thời, thấu đáo. Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao nhận thức đối với đội ngũcán bộquản lí giáo dục, giảng viên, giáo viên, học sinh, phụhuynh học sinh và những người quan tâm muốn tìm hiểu vềKì thi THPT quốc gia;  đồng thời giải  đáp các băn khoăn, thắc mắc liên quan đến công tác tổchức thi và quyền lợi của các thí sinh dựthi, BộGiáo dục và  Đào tạo (GDĐT)  biên  soạn  tài  liệu  Hỏi  –  Đáp  về Kì  thi  Trung  học  phổ thông quốc gia trên cơsởý kiến trao  đổi, góp ý của các chuyên gia giáo dục trong quá trình xây dựng phương án thi; các vấn  đề  được  đặt ra trong các hội nghịbàn vềthi, tuyển sinh của khối giáo dục phổthông và khối các trường  ĐH, CĐ; các câu hỏi thực tế của bạn đọc trong và ngoài ngành Giáo dục được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bộ Giáo dục và  Đào tạo mong nhận  được những góp ý, nhận xét, bổsung của bạn đọc  đểtài liệu ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần vào thành công chung của Kì thi THPT quốc gia từnăm 2015. 

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Tóm tắt kiến thức Phương trình đạo hàm riêng

Một số dạng và công thức nghiệm của học phần phương trình đạo hàm riêng. Gửi các bạn tham khảo.
(Cập nhật 23/10/2014)

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

CÔNG THỨC VẠN NĂNG TÍNH THỂ TÍCH TẤT CẢ CÁC HÌNH KHÔNG GIAN

Các công thức này có thể tổng quát hóa thành 1 công thức - gọi là công thức vạn năng. Công thức này có thể áp dụng để suy ra công thức tính thể tích của hầu hết hình không gian được gặp trong chương trình toán phổ thông.
công thức vạn năng tính thể tích các hình kg
Một số hình không gian như: hình chóp cụt, hình nón cụt, chỏm cầu, đới cầu,... đều có thể dùng công thức vạn năng để tính thể tích.

Vậy công thức đó như thế nào? Bài này sẽ giới thiệu bài báo "Công thức vạn năng" của tác giả Ngô Hân, đăng trên Toán học & Tuổi trẻ.

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

TP HCM siết dạy thêm trong trường học

Giải tán các cơ sở bồi dưỡng văn hóa trong trường, không dạy thêm đại trà; phí học thêm không vượt quá 12.000 đồng/tiết... là những quy định vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đưa ra.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở Giáo dục TP HCM, trước đây do chương trình khá nặng, thời lượng dạy chính khóa không đủ nên các trường THPT và THCS chủ động tăng tiết học. Tuy nhiên, những năm gần đây Bộ Giáo dục đã giảm tải chương trình, thời lượng chính quy đã đủ đáp ứng nhưng nhiều trường vẫn tiếp tục tăng tiết, thậm chí bê nguyên toàn bộ lớp học chính khóa sang lớp học thêm. Điều này đã làm kéo dãn chương trình và không có hiệu quả với học sinh.

Trước thực trạng này, Sở Giáo dục TP HCM vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức dạy thêm trong trường. Mới đây, Sở tiếp tục đưa ra hàng loạt quy định để chấn chỉnh lại vấn đề học thêm thay vì thả lỏng để cho các trường tự quản lý như trước.

Theo đó, Sở đã yêu cầu các trường chấm dứt ngay tình trạng chuyển toàn bộ học sinh học chính khóa sang lớp học thêm. Việc dạy thêm, học thêm phải dựa trên tinh thần tự nguyện của học sinh và phụ huynh. Nhà trường muốn tổ chức dạy thêm phải làm thủ tục đăng ký với Sở. Trong đó cần có danh sách giáo viên, số lượng học sinh tham gia, thời lượng từng môn và mức thu chi cụ thể. Sở sẽ căn cứ trên kế hoạch đó của trường để cấp phép hay không.

Mỗi lớp học thêm không được quá 45 em, mỗi học sinh không quá sáu tiết/môn/tuần và không quá 18 tiết/tuần. Trước khi dạy nhà trường phải kiểm tra phân loại trình độ học sinh để nâng cao chất lượng chứ không được dạy cào bằng như trước. Riêng các trường đã dạy 2 buổi/ngày thì tuyệt đối không dạy thêm.
Việc học thêm trong các trường phổ thông sẽ được siết chặt từ năm nay
Cũng trong đợt này Sở đã ra quyết định giải thể các cơ sở bồi dưỡng văn hóa trong trường học. Để hạn chế việc ép học sinh phải đi học thêm, Sở cũng yêu cầu ccác trường phải bố trí giáo viên hợp lý. Đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy chính khóa muốn được dạy thêm chính lớp của mình thì phải được sự đồng ý của ban giám hiệu.

Còn về vấn đề tiền học thêm, Sở Giáo dục TP HCM đã phối hợp với Sở Tài chính vạch ra các khoản thu chi cụ thể và đang trình UBND. Ông Hiếu cho biết, dự kiến mức thu được Sở đưa ra đối với các trường THCS tối đa là 10.000 đồng/tiết/em, còn đối với bậc THPT là 12.000 đồng.

Đối với khoản thu này, giáo viên đứng lớp sẽ được nhận tối đa 65%; cán bộ quản lý và các bộ phận gián tiếp phục vụ việc học thêm là 15%. Còn lại 20% sẽ chi cho cơ sở vật chất và các hoạt động khác của trường.

Theo ông Hiếu đây chỉ là quy định mức trần, các trường phải tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của học sinh từng trường để thu chi hợp lý. Riêng với bậc tiểu học, Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định không được dạy thêm trong trường học. Việc dạy kèm ngoài trường UBND phường, xã sẽ quản lý.

Tuy nhiên trước những quy định mới này của Sở, nhiều trường học mà nhất là cấp THPT lại tỏ ra băn khoăn. Một hiệu trưởng trường THPT ở quận 3 cho biết, từ trước tới nay trường vẫn tổ chức cho học sinh học một buổi chính khóa, và một buổi học thêm. Hầu hết học sinh trong trường đều tham gia, nhất là học sinh ở các lớp chuyên.

"Đối với các buổi học chính khóa giáo viên chỉ có thể truyền đạt được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Trong khi đó muốn vào được các trường ĐH, CĐ các em cần phải được nâng cao và củng cố thêm kiến thức rất nhiều", hiệu trưởng này lo lắng và cho biết nếu Sở quy định không được "bê nguyên lớp chính khóa sang lớp học thêm thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cả nhà trường và học sinh. Ông này cũng cho rằng, chính vì học thêm đồng bộ nên nhiều năm qua đơn vị ông luôn có tỷ lệ học sinh đậu ĐH, CĐ cao nhất nhì thành phố.

Tương tự, hiệu trưởng một trường khác ở quận Tân Bình cũng cho rằng, việc Sở đưa ra những quy định này sẽ gây xáo trộn rất lớn trong việc dạy học và chất lượng của nhà trường. "Từ trước tới nay gần 100% học sinh trường tôi tham gia học thêm. Tuy nhiên, theo quy định mới này có thể nhiều giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chính khóa sẽ không được tiếp tục dạy thêm, học sinh vì thế cũng sẽ tự động nghỉ học khi không được học theo giáo viên của mình", hiệu trưởng này nói.

Ông cho biết, từ trước tới nay trường vẫn tổ chức cho học sinh học một buổi chính khóa và một buổi học thêm nhằm củng cố nâng cao kiến thức cho các em. Mức thu của nhà trường cũng chỉ dừng lại ở 8-10.000 đồng/tiết.

Nguyễn Loan (VNEXPRESS)

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Phương pháp gộp nghiệm của phương trình lượng giác

Trong một bài toán phương trình Lượng giác (PTLG), thông thường các kết quả nghiệm của mỗi phương trình mà chúng ta tìm được là các họ nghiệm độc lập với nhau. Các họ nghiệm này trong đại đa số các trường hợp lại là chồng chéo nhau, hoặc chứa đựng nhau, nên các kết quảcủa họ nghiệm mà chúng ta kết luận trong một bài toán PTLG thường không gọn đẹp vì chúng có các giá trị giao nhau hoặc đựng nhau. Do đó, để có một đáp số đẹp cho bài toán PTLG, chúng ta cần phải gộp (rút gọn) các nghiệm tìm được về nghiệm căn bản nhất, gọn gẽ nhất. Tuy nhiên, nhiều giáo viên phổ thông lại hay bỏ qua bước này khi dạy cho học sinh, vì thế tôi viết bài viết nhỏ này với hy vọng sẽ giúp đọc giả, các em học sinh sẽ hiểu về việc gộp nghiệm để có một đáp số đẹp khi làm toán.


Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Quyết định phê duyệt phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015

Ngày 9/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 3538/QĐ-BGD- ĐT phê duyệt Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015.
Theo đó, từ năm 2015, tổ chức một kỳ thi quốc gia (gọi là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia) lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Trong kỳ thi này, việc coi thi, chấm thi sẽ được tổ chức theo cụm. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố các cụm thi và giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức coi thi, chấm thi cho các trường đại học đủ năng lực.
Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hằng năm được tổ chức vào trung tuần tháng 6. Năm 2015, kỳ thi được tổ chức trong các ngày 9,10,11 và 12/6.
Để được xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, thí sinh phải thi 4 môn gồm 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.
Ngoài 4 môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông các năm trước chỉ đang ký thi các môn thi phục vụ cho tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Thí sinh không học môn ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được chọn môn thi thay thế môn ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.
Về đề thi, các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý: thi tự luận, thời gian thi 180 phút; các môn vật lý, hóa học, sinh học, ngoại ngữ: thi trắc nghiệm, thời gian thi 90 phút.
Đề thi đánh giá thí sinh ở 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.
Về xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, các sở giáo dục và đào tạo kết hợp sử dụng kết quả 4 môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.
Về tuyển sinh đại học, cao đẳng: Trước ngày 1/1 hằng năm, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng công bố mức độ và cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh.
Căn cứ kết quả thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu đối với từng môn. Các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi dựa trên ngưỡng điểm này để tuyển sinh theo quy định của quy chế.
Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường và kết quả thi của mình, thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường theo nguyện vọng cá nhân.
Các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh theo phương thức khác phải xây dựng và công bố công khai Đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của quy chế.
Tại các địa phương không có cụm thi do trường đại học chủ trì, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh tham dự kỳ thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thống nhất với UBND cấp tỉnh tổ chức một số cụm thi do các sở giáo dục và đào tạo chủ trì.
TTXVN

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Tam Giác Trung


Năm 1997, trong giờ toán lớp 10, khi đang học bài phương pháp chứng minh quy nạp toán học, mình chợt nghĩ ra ý tưởng về một bài toán tính tổng của dãy số n^k (với n chạy từ 1 đến ∞, k là hằng số tự nhiên). Sau ba năm ấp ủ, mình mới phát hiện ra được công thức này. Sau đây mình chia sẻ với các bạn về quá trình tìm ra quy tắc trên:

Trong sách giáo khoa toán lớp 10, ta có bốn công thức tính tổng của các dãy số như sau:

1. ∑ n^0=1^0+2^0+...+n^0=n

2. ∑ n^1=1^1+2^1+...+n^1=n(n+1)/2=n/2+n^2/2

3. ∑ n^2=1^2+2^2+...+n^2=n(n+1)(2n+1)/6=n/6+n^2/2+n^3/3

4. ∑ n^3=1^3+2^3+...+n^3=(n(n+1)/2)^2=n^2/4+n^3/2+n^4/4

Cuối năm lớp 12, khi đang ôn thi đại học, mình tiếp tục tìm thấy công thức tính tổng của dãy n^4 trong cuốn sổ tay toán học:

5. ∑ n^4=1^4+2^4+...+n^4= -n/30+n^3/3+n^4/2+n^5/5

Từ năm công thức trên, mình lập một bảng số dựa vào những hệ số ở vế phải:

n^         1      2      3      4      5

k=0     1/1

k=1     1/2   1/2

k=2     1/6   1/2   1/3

k=3       0    1/4   1/2    1/4

k=4   -1/30   0     1/3    1/2   1/5

Sau đó mình quan sát và phát hiện ra một quy tắc lập bảng như sau:

Đặt i là chỉ số hàng, j là chỉ số cột.

1. Hệ số ở cột thứ nhất bằng một trừ tổng các số còn lại trên cùng một hàng: 

A(i,1) = 1 – ∑A(i,j)             (j >1)

2. Ngoại trừ các số ở cột thứ nhất, các số còn lại trên bảng bằng chỉ số hàng chia chỉ số cột rồi nhân số liền trước với nó trên đường chéo chính:

A(i,j) = (i/j)*A(i-1,j-1)        (j >1)

Ngày 07/07/2000, mình đã mở rộng bảng số và đặt tên là Tam Giác Trung.

TAM GIÁC TRUNG

n^         1      2      3      4      5      6      7      8      9      10     11

k=0     1/1

k=1     1/2   1/2

k=2     1/6   1/2   1/3

k=3       0    1/4   1/2    1/4

k=4   -1/30   0     1/3    1/2   1/5

k=5       0  -1/12    0    5/12  1/2   1/6

k=6  1/42    0   -1/6     0     1/2   1/2   1/7

k=7       0   1/12     0   -7/24   0   7/12  1/2  1/8

k=8   -1/30    0    2/9     0   -7/15    0    2/3  1/2   1/9

k=9       0   -3/20   0     1/2     0   -7/10   0   3/4   1/2    1/10

k=10   5/66    0   -1/2    0       1       0     -1    0     5/6     1/2    1/11

Bảng số này dùng để tính tổng của dãy số n^k. Từ đó, chúng ta có thể ứng dụng để tính tổng của dãy số có dạng là một đa thức bậc k, bởi hai phép toán:

∑αP(n) = α∑P(n)

∑[P(n) + Q(n)] = ∑P(n) + ∑Q(n)

Ngày xưa, Pascal đã lập một bảng số để khai triển hằng đẳng thức (a+b)^n. Đó là quy tắc “một số bất kỳ trong bảng bằng tổng của hai số ở hàng trên”. Ông đã đặt tên cho bảng số là Tam Giác Pascal.

Ngày nay, mình đã phát hiện ra một bảng số để tính ∑n^k. Nó rất phức tạp và khó tìm thấy. Mình đã đặt tên cho bảng số là Tam Giác Trung. Bài viết này mình đăng lần đầu tiên trên mạng vào ngày 6/6/2009, các bạn có thể tham khảo tại đây:
http://yume.vn/thieulam5782/article/phat-minh-moi-35B941EA.htm

                                       Tân Bình, ngày 07 tháng 07 năm 2014
                                                            Người viết



                                                       Nguyễn Hải Trung






Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Hơn 93% học sinh Việt Nam dự thi Toán quốc tế giành huy chương

Tại lễ kỷ niệm 40 năm tham dự IMO sáng 14/9, GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước cho biết, trong những năm tham dự IMO, đoàn Việt Nam luôn nằm trong top ten bảng xếp hạng. Với 37 lần dự thi trong 40 năm, Việt Nam trung bình được xếp thứ 9,65 với 228 lượt học sinh dự thi, giành 213 huy chương (93,4%), trong đó 52 huy chương vàng, 94 huy chương bạc, 67 huy chương đồng, 1 giải thưởng đặc biệt (Lê Bá Khánh Trình) và 3 bằng danh dự. Thành tích cao nhất là năm 1999 và 2007 đều đứng thứ 3 toàn đoàn với 3 huy chương bạc và 3 huy chương vàng. Năm 2004, Việt Nam là nước có nhiều huy chương vàng nhất.

Ông Lê Bá Khánh Trình, người giành giải đặc biệt của IMO vì cách giải độc đáo. Ảnh: NLĐ.
Năm 1974, Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á tham dự IMO cùng với Mỹ, tổ chức ở Cộng hoà dân chủ Đức giành thành tích xuất sắc dù chỉ có 5 thí sinh dự thi. Trong đó Hoàng Lê Minh giành huy chương vàng, Vũ Đình Hoà huy chương bạc, Tạ Hồng Quảng và Đặng Hoàng Trung huy chương đồng, Nguyễn Quốc Thắng, bằng danh dự.

"Điều thú vị là đoàn dự thi năm đó chỉ có 5 người, nhưng người đứng vị trí thứ 6 khi thi thử để lập đội tuyển là Lê Tuấn Hoa lại là người đầu tiên trong 6 người đó trở thành tiến sĩ khoa học và giáo sư, rồi được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu cao cấp về toán, Viện trưởng Viện Toán học và được bầu là Chủ tịch Hội toán học Việt Nam", GS Nhung nói và khẳng định, dù có được dự thi và có được huy chương IMO hay không, bản thân quá trình tiệm cận IMO cũng đã đem lại những lợi ích to lớn.

Trong 40 năm, có 9 học sinh xuất sắc của Việt Nam đã giành được điểm tuyệt đối của IMO. Đó là Lê Bá Khánh Trình (1979), Lê Tự Quốc Thắng (1982), Đàm Thanh Sơn (1984), Ngô Bảo Châu (1988), Đinh Tiến Cường (1989), Ngô Đắc Tuấn (1995), Đỗ Quốc Anh (1997), Lê Hùng Việt Bảo (2003), Nguyễn Trọng Cảnh (2003).

Sáu học sinh hai lần được huy chương vàng liên tiếp là Ngô Bảo Châu (1988-1989), Đào Hải Long (1994-1995), Ngô Đắc Tuấn (1995-1996), Vũ Ngọc Minh (2001-2002), Lê Hùng Việt Bảo (2003-2004) và Phạm Tuấn Huy (2013-2014). Có 10 thí sinh nữ dự thi thì cả 10 người đều giành huy chương trong đó có 5 huy chương bạc và 5 huy chương đồng. Nguyễn Tiến Dũng là thí sinh nhỏ tuổi nhất khi tham gia IMO. Năm 1985, khi chưa tròn 15 tuổi anh đã giành huy chương vàng với số điểm 35/42.

Có 3 bài toán hay do Việt Nam đề nghị đã được IMO sử dụng, đó là năm 1977 (bài của PGS Phan Đức Chính), năm 1982 (bài của PGS Văn Như Cương) và 1987 (của TS Nguyễn Minh Đức). Gần đây, Việt Nam không gửi đề tham gia.

Tham gia hướng dẫn đoàn học sinh tham dự IMO 5 lần, GS Đoàn Quỳnh tâm sự, Việt Nam tham dự IMO là nguồn động viên rất lớn cho học sinh cả nước đam mê học toán, đặc biệt là những học sinh có năng khiếu. Đội ngũ thầy cô giáo cũng đã nhiệt tình biên soạn những đề toán hay, tham gia tuyển chọn đề, ôn luyện cho học sinh.

"Tất cả các đoàn học sinh dự thi IMO đều đã đạt vị trí xứng đáng, là một đội mạnh, góp phần hình thành những nhà khoa học Việt Nam tài ba, đóng góp to lớn cho toán học đất nước và thế giới", thầy Quỳnh nói. Đó là những nhà khoa học đầu ngành trên thế giới như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn. Cùng với họ còn có nhiều giáo sư, tiến sĩ xuất sắc khác. Nhiều cựu học sinh giỏi cũng rất thành công trong các lĩnh vực quản lý công nghiệp, kinh tế và xã hội.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh, Bộ ghi nhận và đánh giá cao những kết quả tham dự IMO trong suốt 40 năm qua. Đó là những kết quả đáng tự hào trong những thành tựu chung của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà, cho thấy tiềm năng trí tuệ con người Việt Nam.

"Những thành tích của các thí sinh Việt Nam đạt được tại các Olympic Quốc tế về Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, cùng với những thành công sau này trong các lĩnh vực Khoa học cơ bản của nhiều cựu thí sinh Việt Nam tham dự IMO như các GS Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Ngô Đặc Tuấn… đã nói lên rằng trí tuệ Việt Nam hoàn toàn có khả năng chinh phục các đỉnh cao khoa học, nếu được quan tâm đầu tư thích đáng", ông Hiển nói.

Thứ trưởng cho hay, trong chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của đất nước trong giai đoạn tới, Bộ sẽ tham mưu cho Đảng, Nhà nước nhiều chính sách quan trọng để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phát huy hơn nữa tiềm năng trí tuệ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.


Hoàng Thuỳ (VNEXPRESS)