Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Family and friends

         

        

                                 

                      

                           

                    

                    


              

Tỷ lệ vàng - một phát hiện vĩ đại của hình học

Hai phát hiện vĩ đại nhất của hình học, một là định lý Pythagore, và hai là tỷ lệ vàng – một thứ có thể so sánh là quý như vàng, còn thứ kia có giá trị như một viên ngọc quý
J. Kepler
Bí mật của vẻ đẹp hài hòa

Tỷ lệ vàng khi được áp dụng trong nghệ thuật đều mang đến cho con người 1 cảm giác đẹp hài hòa và dễ chịu một cách khó giải thích. Do đó, nó được giảng trong các môn học như nghệ thuật, kiến trúc, mỹ thuật, trang trí, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, vv… như là một quy luật, tương hợp kỳ lạ với óc thẩm mỹ tự nhiên của con người.

Đề thi THPT quốc gia chủ yếu rơi vào kiến thức lớp 12

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, đề thi THPT quốc gia sắp tới sẽ nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Bộ chưa yêu cầu học sinh thay đổi nhiều trong cách học hay phải bổ sung kiến thức gì mới.

Tài liệu Hỏi - Đáp về kỳ thi THPT quốc gia nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến công tác tổ chức thi và quyền lợi của thí sinh dự thi.VnExpress trích đăng các giải đáp.
- Tại sao trong khi đang thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ mà Bộ lại cho phép học sinh được dùng chứng chỉ ngoại ngữ để thay thế môn thi và có nhiều nơi được chọn môn thay thế?
Trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế thì ngoại ngữ là công cụ rất quan trọng đối với người lao động, nhất là đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là lý do chính để kết quả thi ngoại ngữ được chọn là điều kiện bắt buộc khi xét tốt nghiệp THPT.

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Bộ sách của Thiền Sư Nhất Hạnh

an lạc từng bước chân
an trú trong hiện tại
bàn tay cũng là hoa
bồ tát tại gia, bồ tát xuất gia
bước tới thảnh thơi
Bưởi - Thiền sư Nhất Hạnh
bụt là hình hài, bụt là tâm thức

Hỏi đáp về kỳ thi Quốc gia từ 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
____________________________
HỎI – ĐÁP VỀ KỲ THI THPT QUỐC GIA

Thực hiện Nghịquyết số29-NQ/TW Hội nghịlần thứTám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong  điều kiện kinh tếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; sau khi xin ý kiến đóng góp trong ngành Giáo dục và toàn xã hội, báo cáo Hội  đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Uỷban Quốc gia  đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộtrưởng BộGiáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT  ngày  09/9/2014  về việc  phê  duyệt  Phương  án  thi  tốt  nghiệp  trung học phổthông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) từnăm 2015, với mục tiêu kếthừa những ưu điểm và khắc phục các hạn chếcủa các kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh  ĐH, CĐhiện nay,  làm giảm áp lực  và  tốn  kém cho xã  hội  mà vẫn  bảo  đảm độ tin cậy, trung thực; đồng thời tác động tích cực trở lại quá trình dạy và học trong các trường phổ thông.
Việc tổchức duy nhất một kì thi THPT quốc gia từnăm 2015 nhằm mục  đích xét công nhận tốt nghiệp THPT,  đồng thời cung cấp dữliệu cho các cơsởgiáo dục  ĐH sử dụng làm căn cứ  đểtuyển sinh là một  đổi mới căn bản trong công tác thi và tuyển sinh, nhận được sự đồng thuận cao của ngành Giáo dục và toàn xã hội.
Tuy nhiên, vì  đây là một phương thức thi và tuyển sinh mới, nên còn có nhiều ý kiến trao đổi và những băn khoăn, thắc mắc cần được giải đáp kịp thời, thấu đáo. Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao nhận thức đối với đội ngũcán bộquản lí giáo dục, giảng viên, giáo viên, học sinh, phụhuynh học sinh và những người quan tâm muốn tìm hiểu vềKì thi THPT quốc gia;  đồng thời giải  đáp các băn khoăn, thắc mắc liên quan đến công tác tổchức thi và quyền lợi của các thí sinh dựthi, BộGiáo dục và  Đào tạo (GDĐT)  biên  soạn  tài  liệu  Hỏi  –  Đáp  về Kì  thi  Trung  học  phổ thông quốc gia trên cơsởý kiến trao  đổi, góp ý của các chuyên gia giáo dục trong quá trình xây dựng phương án thi; các vấn  đề  được  đặt ra trong các hội nghịbàn vềthi, tuyển sinh của khối giáo dục phổthông và khối các trường  ĐH, CĐ; các câu hỏi thực tế của bạn đọc trong và ngoài ngành Giáo dục được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bộ Giáo dục và  Đào tạo mong nhận  được những góp ý, nhận xét, bổsung của bạn đọc  đểtài liệu ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần vào thành công chung của Kì thi THPT quốc gia từnăm 2015. 

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Tóm tắt kiến thức Phương trình đạo hàm riêng

Một số dạng và công thức nghiệm của học phần phương trình đạo hàm riêng. Gửi các bạn tham khảo.
(Cập nhật 23/10/2014)

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

CÔNG THỨC VẠN NĂNG TÍNH THỂ TÍCH TẤT CẢ CÁC HÌNH KHÔNG GIAN

Các công thức này có thể tổng quát hóa thành 1 công thức - gọi là công thức vạn năng. Công thức này có thể áp dụng để suy ra công thức tính thể tích của hầu hết hình không gian được gặp trong chương trình toán phổ thông.
công thức vạn năng tính thể tích các hình kg
Một số hình không gian như: hình chóp cụt, hình nón cụt, chỏm cầu, đới cầu,... đều có thể dùng công thức vạn năng để tính thể tích.

Vậy công thức đó như thế nào? Bài này sẽ giới thiệu bài báo "Công thức vạn năng" của tác giả Ngô Hân, đăng trên Toán học & Tuổi trẻ.

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

TP HCM siết dạy thêm trong trường học

Giải tán các cơ sở bồi dưỡng văn hóa trong trường, không dạy thêm đại trà; phí học thêm không vượt quá 12.000 đồng/tiết... là những quy định vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đưa ra.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở Giáo dục TP HCM, trước đây do chương trình khá nặng, thời lượng dạy chính khóa không đủ nên các trường THPT và THCS chủ động tăng tiết học. Tuy nhiên, những năm gần đây Bộ Giáo dục đã giảm tải chương trình, thời lượng chính quy đã đủ đáp ứng nhưng nhiều trường vẫn tiếp tục tăng tiết, thậm chí bê nguyên toàn bộ lớp học chính khóa sang lớp học thêm. Điều này đã làm kéo dãn chương trình và không có hiệu quả với học sinh.

Trước thực trạng này, Sở Giáo dục TP HCM vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức dạy thêm trong trường. Mới đây, Sở tiếp tục đưa ra hàng loạt quy định để chấn chỉnh lại vấn đề học thêm thay vì thả lỏng để cho các trường tự quản lý như trước.

Theo đó, Sở đã yêu cầu các trường chấm dứt ngay tình trạng chuyển toàn bộ học sinh học chính khóa sang lớp học thêm. Việc dạy thêm, học thêm phải dựa trên tinh thần tự nguyện của học sinh và phụ huynh. Nhà trường muốn tổ chức dạy thêm phải làm thủ tục đăng ký với Sở. Trong đó cần có danh sách giáo viên, số lượng học sinh tham gia, thời lượng từng môn và mức thu chi cụ thể. Sở sẽ căn cứ trên kế hoạch đó của trường để cấp phép hay không.

Mỗi lớp học thêm không được quá 45 em, mỗi học sinh không quá sáu tiết/môn/tuần và không quá 18 tiết/tuần. Trước khi dạy nhà trường phải kiểm tra phân loại trình độ học sinh để nâng cao chất lượng chứ không được dạy cào bằng như trước. Riêng các trường đã dạy 2 buổi/ngày thì tuyệt đối không dạy thêm.
Việc học thêm trong các trường phổ thông sẽ được siết chặt từ năm nay
Cũng trong đợt này Sở đã ra quyết định giải thể các cơ sở bồi dưỡng văn hóa trong trường học. Để hạn chế việc ép học sinh phải đi học thêm, Sở cũng yêu cầu ccác trường phải bố trí giáo viên hợp lý. Đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy chính khóa muốn được dạy thêm chính lớp của mình thì phải được sự đồng ý của ban giám hiệu.

Còn về vấn đề tiền học thêm, Sở Giáo dục TP HCM đã phối hợp với Sở Tài chính vạch ra các khoản thu chi cụ thể và đang trình UBND. Ông Hiếu cho biết, dự kiến mức thu được Sở đưa ra đối với các trường THCS tối đa là 10.000 đồng/tiết/em, còn đối với bậc THPT là 12.000 đồng.

Đối với khoản thu này, giáo viên đứng lớp sẽ được nhận tối đa 65%; cán bộ quản lý và các bộ phận gián tiếp phục vụ việc học thêm là 15%. Còn lại 20% sẽ chi cho cơ sở vật chất và các hoạt động khác của trường.

Theo ông Hiếu đây chỉ là quy định mức trần, các trường phải tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của học sinh từng trường để thu chi hợp lý. Riêng với bậc tiểu học, Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định không được dạy thêm trong trường học. Việc dạy kèm ngoài trường UBND phường, xã sẽ quản lý.

Tuy nhiên trước những quy định mới này của Sở, nhiều trường học mà nhất là cấp THPT lại tỏ ra băn khoăn. Một hiệu trưởng trường THPT ở quận 3 cho biết, từ trước tới nay trường vẫn tổ chức cho học sinh học một buổi chính khóa, và một buổi học thêm. Hầu hết học sinh trong trường đều tham gia, nhất là học sinh ở các lớp chuyên.

"Đối với các buổi học chính khóa giáo viên chỉ có thể truyền đạt được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Trong khi đó muốn vào được các trường ĐH, CĐ các em cần phải được nâng cao và củng cố thêm kiến thức rất nhiều", hiệu trưởng này lo lắng và cho biết nếu Sở quy định không được "bê nguyên lớp chính khóa sang lớp học thêm thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cả nhà trường và học sinh. Ông này cũng cho rằng, chính vì học thêm đồng bộ nên nhiều năm qua đơn vị ông luôn có tỷ lệ học sinh đậu ĐH, CĐ cao nhất nhì thành phố.

Tương tự, hiệu trưởng một trường khác ở quận Tân Bình cũng cho rằng, việc Sở đưa ra những quy định này sẽ gây xáo trộn rất lớn trong việc dạy học và chất lượng của nhà trường. "Từ trước tới nay gần 100% học sinh trường tôi tham gia học thêm. Tuy nhiên, theo quy định mới này có thể nhiều giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chính khóa sẽ không được tiếp tục dạy thêm, học sinh vì thế cũng sẽ tự động nghỉ học khi không được học theo giáo viên của mình", hiệu trưởng này nói.

Ông cho biết, từ trước tới nay trường vẫn tổ chức cho học sinh học một buổi chính khóa và một buổi học thêm nhằm củng cố nâng cao kiến thức cho các em. Mức thu của nhà trường cũng chỉ dừng lại ở 8-10.000 đồng/tiết.

Nguyễn Loan (VNEXPRESS)