Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Đường thẳng Simson, Đường thẳng Steiner

1. Định lý về Đường thẳng Simson 
 
Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn tâm O. Gỉa sử S là một điểm nằm trên (O) sao cho S không trùng với ba đỉnh của tam giác. Khi đó hình chiều vuông góc A_0,B_0,C_0 của S lần lượt trên BC,CA,AB cùng nằm trên một đường thẳng. (Đường thẳng này gọi là đường thẳng Simson của điểm S đối với tam giác ABC)

Chứng minh :

Ta có \widehat{CB_0S}=\widehat{CA_0S}=90^{0}, suy ra tứ giác A_0B_0CS nội tiếp, suy ra \widehat{B_0A_0C}=\widehat{B_0SC}. Mặt khác vì ABSC nội tiếp nên \widehat{C_0BS}=\widehat{ACS}=\widehat{B_0CS}\Rightarrow \Delta SC_0B\sim \Delta SB_0S\;(g.g)\Rightarrow \widehat{BSC_0}=\widehat{CSB_0}\Rightarrow \widehat{BSC_0}=\widehat{B_0A_0C}.
Nhưng vì A_0BC_0S là tứ giác nội tiếp (\widehat{BA_0S}=\widehat{BC_0S}=90^{0}) nên \widehat{BSC_0}=\widehat{BA_0C_0}\Rightarrow \widehat{B_0A_0C}=\widehat{BA_0C_0}.
Vậy A_0,B_0,C_0 cùng thuộc một đường thẳng.


2. Định lí về đường thẳng Steiner :
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O, điểm S bất kì thuộc đường tròn sao cho S không trùng với các đỉnh của tam giác. Gọi A_1,B_1,C_1 lần lượt là điểm đối xứng với S qua các đường thẳng BC,CA,AB. Khi đó ba điểm A_1,B_1,C_1 và trực tâm H của tam giác ABC cùng nằm trên một đường thẳng (Đường thẳng này là đường thẳng Steiner của điểm S đối với tam giác ABC.

Chứng minh:
Dễ dàng thấy A_1,B_1,C_1 cùng nằm trên một đường thẳng song song với đường thẳng Simson của điểm S đối với tam giác ABC.
Ta có \widehat{AC_1B}+\widehat{AHB}=\widehat{ASB}+(180^{0}-\widehat{ACB}) mà \widehat{ASB}=\widehat{ACB} nên \widehat{AC_1B}+\widehat{AHB}=180^{0}, suy ra AHBC_1 là tứ giác nội tiếp.
Từ đó \widehat{AHC_1}=\widehat{ABC_1}=\widehat{ABS}
Hoàn toàn tương tự, tứ giác AHCB_1 nội tiếp nên \widehat{AHB_1}=\widehat{ACB_1}=\widehat{ACS}
Lại có \widehat{ACS}+\widehat{ABS}=180^{0} (tứ giác ABSC nội tiếp)
Do đó \widehat{AHB_1}+\widehat{AHC_1}=180^{0}, suy ra H,B_1,C_1 thẳng hàng.
Vậy : A_1,B_1,C_1,H cùng thuộc một đường thẳng.
 

Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015

Một cách để tính tổng $1^k+2^k+...+n^k$

Trước đây, đã có bài viết dùng Tam Giác Trung để tính tổng $1^k + 2^k + .... + n^k$. Hôm nay mình sẽ giới thiệu các bạn một phương pháp khác để tính tổng này. Thật ra dùng phương pháp Tam Giác Trung các bạn sẽ tính được nhanh hơn, tuy nhiên bài viết khá hay và giúp chúng ta mở mang tư duy nhiều hơn, biết thêm một phương pháp khác.

Bài viết này của tác giả Phan Đức Thành, đăng trong Tuyển Tập 30 Năm Toán Học Và Tuổi Trẻ.






Mừng tuổi mẹ


Đại Nhạc Hội Thúy Nga Paris By Night 113: Mừng Tuổi Mẹ
1. Cánh Thiệp Đầu Xuân (Minh Kỳ, Lê Dinh) – Minh Tuyết & Hạ Vy
2. Sớm Mai Mùa Xuân © (Châu Đăng Khoa) – Trịnh Lam & Lam Anh
3. Mãi Cho Em Mùa Xuân (Vũ Quốc Việt) – Tuấn Anh
4. Bông Hồng Cài Áo (Phạm Thế Mỹ) – Bằng Kiều
5. Xuân Đã Về (Minh Kỳ) – Diễm Sương & Kỳ Phương Uyên
6. Tân cổ giao duyên: Mừng Tuổi Mẹ (Trần Long Ẩn) – Mai Thiên Vân & Duy Trường
7. Hoa Cỏ Mùa Xuân (Bảo Chấn) & Quê Nhà (Trần Tiến) – Ngọc Anh & Hoàng Anh Khang
8. Ước Nguyện Đầu Xuân (Hoàng Trang) – Hương Thủy
9. Quê Hương Và Mẹ Hiền (Văn Đắc Nguyên) – Tâm Đoan
10. Thư Xuân Hải Ngoại (Trầm Tử Thiêng) – Trần Thái Hòa
11. Thương Bà Mẹ Huế (Hoài An) – Như Quỳnh
12. Hài Kịch – Quang Minh & Hồng Đào
13. Tết Này Con Sẽ Về © (Nguyễn Hồng Thuận) – Bon Nguyễn, Nha Nguyễn, Khải Đăng
14. Xuân Này Con Không Về (Trịnh Lâm Ngân) – Ngọc Ngữ
15. Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu (Nhật Ngân) – Bảo Khánh
16. Bông Vạn Thọ (Võ Thiện Thanh) – Thu Phương
17. Gặp Mẹ Trong Mơ (LV: Lê Tự Minh) – Hoàng Nhung
18. Chiều Xuân Xa Nhà (Thơ: Huy Phương; Nhạc: Nhật Ngân) & Về Đâu Mái Tóc Người Thương (Hoài Linh) – Hoài Lâm
19. Lòng Mẹ (Y Vân) – Lam Anh & Thiên Tôn
20. Hài Kịch: Táo Quân – Chí Tâm, Hoài Tâm, Thúy Nga, Duy Trường
21. Chào Xuân © (Lương Bằng Quang) – Mai Tiến Dũng
22. Thư Của Mẹ (Nguyễn Văn Chung) – Minh Tuyết
23. Cám Ơn (Trịnh Lâm Ngân) – Mai Thiên Vân & Tuấn Quỳnh
24. Xuân Vui Ca (Văn Phụng) – Đình Bảo & Thanh Hà
25. Xuân Bên Em (Lương Ngọc Châu) – Đoàn Trọng
26. Đón Xuân (Phạm Đình Chương) – Tóc Tiên





DOWNLOAD