Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Hóa học

bài giảng môn hóa dược - dược lý
cơ sở hóa học phân tích - hoàng minh châu
hóa dược lý học

Âm nhạc

những bản nhạc mới dành cho đàn guitar
tuyển tập nhạc trẻ mới nhất
hợp âm dành cho đàn guitar
tập ca cổ trăng biên cương
tuyển tập các bản nhạc và trích đoạn nổi tiếng dành cho piano classic
tự học khẩu cầm harmonica
tự học đệm guitar acoustic
về quê
tuyển tập vọng cổ viễn châu
giai điệu mùa xuân
đón xuân
bài hát việt
âm vang thời gian
nhạc tiền chiến trữ tình tập 2
nhạc tiền chiến trữ tình tập 1
nhạc phẩm việt nam và quốc tế nổi tiếng soạn cho guitar cổ điển
miền trung thương nhớ
love story

Cờ tướng

trung pháo đối quy bối pháo - tập 2
trung pháo đối quy bối pháo - tập 1
tiên nhân chỉ lộ - tập 2
tiên nhân chỉ lộ - tập 1
thuận pháo hiện đại và cổ điển - tập 2
thuận pháo hiện đại và cổ điển - tập 1
thế trận pháo đầu đối bình phong mã hiện đại - tập 2
thế trận pháo đầu đối bình phong mã hiện đại - tập 1
sách cờ thế
pháo đầu đối phản công mã - tập 2
pháo đầu đối phản công mã - tập 1
pháo đầu đối đơn đề mã - tập 2
pháo đầu đối đơn đề mã - tập 1
pháo đầu đối bình phong mã - tập 1
ngũ thất pháo đối bình phong mã
cờ thế tinh hoa

Anh văn

starters 3
starters 4
starters 5
starters 6
starters 7
starters 8
movers 1
movers 2
movers 3
movers 4
movers 5
movers 6
movers 7
flyers 1
flyers 2
flyers 3
flyers 4
flyers 7
family 1
family 1 workbook
family 2
family 2 workbook
family 3
family 4 workbook
family 5
family 5 workbook
let's go 6
picture dictionary
picture oxford dictionary (english-vietnam) 1
picture oxford dictionary (english-vietnam) 2
từ điển anh - việt thiếu nhi
i am vietnamese
2500 câu đàm thoại tiếng anh - tập 1
2500 câu đàm thoại tiếng anh - tập 2
ngữ pháp tiếng anh - tập 1
ngữ pháp tiếng anh - tập 2

Toán học

bài dịch đại số giao hoán
bài dịch đại số trừu tượng
bài giảng hình học xạ ảnh
bài giảng toán cao cấp - trần văn vịnh
bài tập hình học sơ cấp
bài tập hình học vi phân – đoàn quỳnh
chuỗi và phương trình vi phân - đh bách khoa hà nội
curves and surfaces
đại số hiện đại và những ứng dụng
đại số và hình học giải tích - nguyễn đình trí
giáo trình hình học
Giáo trình quy hoạch tuyến tính - ts. nguyễn phú vinh
giáo trình toán rời rạc ứng dụng trong tin học
hình học vi phân - andrew pressley
phép tính giải tích một biến số - nguyễn đình trí
phép tính giải tích nhiều biến số - nguyễn đình trí
số học - đậu thế cấp
số luận - đinh công chủ
sơ lược đại số giao hoán - ngô bảo châu
sự trừu tượng của đại số tuyến tính
tổng hợp tài liệu của thầy

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Bài toán con gà: 8x4 khác 4x8

Bài toán có 4 chuồng gà, mỗi chuồng 8 con gà, hỏi có tất cả bao nhiêu con gà gây tranh cãi trong dư luận khi cô giáo chấm đáp án 8x4=32 mới chính xác, đáp án 4x8=32 là sai.
Bài kiểm tra tính số con gà của một học sinh lớp 3 được phụ huynh đăng tải trên mạng xã hội đang khiến dư luận xôn xao bởi tính đúng sai của đáp án mà giáo viên đưa ra.
Cụ thể, bài toán ra: Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà? Có 4 phương án cho học sinh lựa chọn là: A(4x8=32); B(8x4=32); C(4+8=12); D(8:4=2). Ở bài toán này, học sinh lựa chọn đáp án đúng là A(4x8=32), tuy nhiên giáo viên gạch sai và cho rằng B(8x4=32) mới là phương án chính xác.
Nhiều phụ huynh thắc mắc rằng 4x8 thì khác gì 8x4 khi cả hai đều cho kết quả là 32 và lựa chọn của học sinh phải được chấm đúng
Câu d, bài 1 tính số gà có đáp án gây tranh cãi.
.Tuy nhiên, TS Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, đáp án của giáo viên là chính xác. Bài toán tính gà trên giúp học sinh phân biệt được đâu là đơn vị tính, đâu là số lần được gấp lên. Cụ thể ở bài này, số gà là đơn vị tính nên phép tính phải được viết là 8x4, tức là 8 con gà gấp lên 4 lần. Nếu viết, 4x8 sẽ được hiểu là số chuồng gấp lên 8 lần. "Dù kết quả cuối cùng của phép tính đều là 32 nhưng đề yêu cầu tính số gà thì viết 4x8 sẽ sai về mặt bản chất", TS Hương nói.
Trao đổi với VnExpress, PGS.TS Đỗ Đình Hoan, Chủ biên bộ sách Toán dành cho bậc tiểu học đang sử dụng cũng cho rằng, việc yêu cầu học sinh hiểu rõ 4 chuồng gà, mỗi chuồng 8 con khác với 8 chuồng gà, mỗi chuồng 4 con là phù hợp với quy ước viết tên đơn vị trong bài tính. Quy ước này được thực hiện từ lớp 1 đến 5 khi trình bày cách giải bài toán có lời văn để thống nhất, tránh việc mỗi giai đoạn học tập sẽ viết một kiểu khác nhau.
"Khi giải bài toán nêu trên, học sinh đã được học quy ước về viết tên đơn vị trong bài là 8x4=32 (con gà), không viết 4x8=32. Bài toán nêu trên thuộc loại trắc nghiệm, nguyên tắc là chỉ có một lựa chọn đúng. Trong bài có hai đáp án với kết quả giống nhau, nhưng học sinh lớp 3 chưa được học tính chất giao hoán của phép nhân để hiểu 8x4=4x8 (học sinh lớp 4 mới được học tính chất giao hoán của phép nhân). Do đó, tốt nhất giáo viên không nên đưa hai phương án có cùng một kết quả vào bài", PGS.TS Đỗ Đình Hoan nói.
Chủ biên bộ sách Toán dành cho bậc tiểu học chia sẻ rằng, ở bài toán tính số gà, nếu học sinh viết 4x8=32, giáo viên không nên chấm sai mà hướng dẫn cho các em viết theo quy ước và chọn hình thức thích hợp để động viên học sinh học tập.
PGS Đỗ Đình Hoan cũng phân tích thêm rằng, trước đây học sinh được học theo bảng cửu chương ghi là 1x8=8 (1 lần 8 bằng 8). Từ năm 2000 thay đổi sách giáo khoa, bảng nhân đảo ngược lại là 8x1=8. "Ở bảng nhân giữa cách viết và cách đọc thống nhất với nhau nên thuận tiện hơn cho việc tự học của học sinh", thầy Hoan nói.
Quá trình viết sách được PGS Hoan khẳng định đã được viết, tổ chức biên soạn và thử nghiệm theo một quy trình phù hợp với thực tế Việt Nam, dựa trên sự đánh giá chương trình, sách giáo khoa cũ, tham khảo chương trình cùng sách giáo khoa bộ môn ở một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Quỳnh Trang (Vnexpress)

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Điểm chuẩn ngành Sư Phạm Toán trong cả nước năm 2014

TrườngNămĐiểmNămĐiểm
Đại Học Sư Phạm TPHCM 2014 23 2013 24,5
Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2014 25 2013 24
Đại Học Giáo Dục (ĐHQG Hà Nội) 2014 22 2013
Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng 2014 22 2013 22,5
Đại Học Sư Phạm Huế 2014 21 2013
Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 2014 20 2013 20
Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên 2014 18,5 2013

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Vi phân là gì? Sự khác nhau giữa vi phân và đạo hàm

1. Vi phân là gì?

Nhiều học sinh phổ thông tuy đã từng học qua vi phân và đã từng làm toán với nó, tuy nhiên thấy đa số các bạn chưa nắm rõ được khái niệm vi phân. Bài viết này mục đích giải thích rõ để các bạn dễ hiểu và dễ nhớ hơn về vi phân.
Vi phân (thuật ngữ tiếng Anh: differential) là một khái niệm cơ bản trong ngành toán giải tích
Định nghĩa:
Cho hàm số y = f(x)  có đạo hàm tại x0
Gọi Δx là số gia của biến số tại x0 (Δx = x - x0)
Tích f′(x0Δx được gọi là vi phân của hàm số f(x0ứng với số gia Δx (vi phân của f(x0))
Ký hiệu vi phân tại x0: df(x0f′(x0Δx               (1)
Trong biểu thức (1), để khử Δx, ta xét trường hợp f(x) = x, khi đó: df = dx = (x)'.Δx = Δx.
Do đó ta thay Δx = dx và có: df(x0) = f′(x0) dx.
Nói tóm lại, vi phân của hàm số f(x) tại điểm x = x0 ký hiệu là df(x0và có dạng: 
    df(x0f′(x0)dx           (2)

Ứng dụng: Vi phân thường được ứng dụng để tính giá trị gần đúng của một hàm số.


2. Đạo hàm là gì?

Đạo hàm thực chất là giới hạn của tỷ số Δy/Δx khi Δx tiến tới 0. Nếu giới hạn này tồn tại thì ta nói f(x) có đạo hàm tại x0.
Ký hiệu f'(x0)  là đạo hàm của f(x) tại x0. Khi đó: 

$$f'({x_0}) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f(x) - f({x_0})}}{{x - {x_0}}}$$

Khi ta nói một hàm số khả vi tại điểm nào đó, nghĩa là vi phân tại điểm đó tồn tại, tức là đạo hàm của hàm đó tại điểm đã cho cũng xác định.


3. Sự khác nhau giữa vi phân và đạo hàm

Rõ ràng vi phân được tính theo công thức (1), còn đạo hàm được tính theo công thức (2). Cả 2 về bản chất là khác nhau hoàn toàn. 

Tuy nhiên, như trên ta thấy, đạo hàm là cái có trước, còn vi phân là cái có sau đạo hàm. Vì nếu tại điểm x0 không tồn tại f′(x0) thì công thức df(x0f′(x0)dx không có nghĩa và do đó không tồn tại vi phân tại x0 . 

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014